9 điểm cần lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ
Sau khi đã có visa đi du lịch Ấn Độ thành công, điều đầu tiên là chuẩn bị hành lý gồm những gì và đặc biệt tìm hiểu văn hóa, cách sử dụng điện thoại để liên lạc, đi mua sắm ở đâu và tham quan những nơi nào ở Ấn Độ là điều mọi người nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo cuộc hành trình hay chuyến du lịch thành công mỹ mãn. 9 gợi ý dưới đây mong rằng sẽ giúp ích cho chuyên đi của bạn thành công trọn vẹn.
Xem thêm: Khi đến Ấn Độ cần lưu ý những điều sau / Những điều cần biết khi du lịch Ấn Độ
1. Hành lý
– Mỗi khách được miễn cước 7kg hành lý xách tay + 20kg hành lý ký gửi (gửi theo đường hàng không).
– Số tiền tối đa Quý khách được phép mang theo không phải khai báo với hải quan là 5.000 USD.
– Ðối với những đồ vật có giá trị trên 300 USD (camera, máy chụp ảnh loại lớn…) Quý khách nên khai báo với Hải quan.
– Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa; vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
– Tất cả chất lỏng như: dầu gội đầu, mỹ phẩm, dung dịch, dao kéo đồ vật sắc nhọn… phải được đóng gói cẩn thận và cho vào hành lý ký gửi, không được xách tay khi đi qua máy kiểm tra an ninh tại sân bay.
– Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan nhà nước.
– Các thành viên nên mang theo quần áo, phù hợp với khí hậu Ấn Độ (kiểm tra tại khoảng thời gian Quý khách tham gia hành trình).
– Do giá tiền giặt là cao, các thành viên nên mang theo bàn là, xà phòng và các vật dụng cá nhân như thuốc men, máy cạo râu, máy sấy tóc… (nếu cần).
– Trong hầu hết các khách sạn tại Châu Á thường không trang bị bàn chải, kem đánh răng, lược…, để vệ sinh và chủ động Quý khách nên tự chuẩn bị từ Việt Nam.
– Điện 220V – 245V. Trong hầu hết các khách sạn, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu vuông, nếu có nhu cầu sạc pin cho máy móc, điện thoại Quý khách nên mang theo ổ chuyển giắc cắm (Adapter).
– Quý khách nên sử dụng các loại giầy thấp khi đi tham quan.
– Khi vào thăm cung điện, chùa chiền nên mặc trang phục nghiêm túc, không đi dép lê, nữ giới không mặc váy ngắn quá gối, không mặc áo sát nách…
– Hành lý ký gửi máy bay nên có khoá và đề tên trên vali.
– Mọi vật dụng cá nhân cần thiết nhất nên để tại hành lý xách tay.
– Quý khách tuyệt đối không nhận gửi hoặc giữ hành lý của người khác đoàn.
2.Mua sắm ở Ấn Độ
– Hàng hóa ở Ấn Độ khá rẻ, đồ thủ công mỹ nghệ đẹp, tinh xảo nhưng quần áo thì không hợp lắm với người Việt Nam vì quá lòe loẹt.
– Quý khách nên cẩn trọng khi mua bất kỳ món đồ gì và nhất định phải mặc cả. Có những cửa hàng nói thách tới 300% giá trị thật của sản phẩm.
– Quý khách có thể đổi tiền tại Việt Nam hoặc mang theo đô la Mỹ để đổi tại các quầy đổi tiền, sân bay hoặc ngân hàng tại nước ngoài.
– Tiền tệ ở Ấn Độ là đồng Ruppe.
– Tỷ giá tham khảo: 1 Rupee = 400 VNĐ
– Việc đổi tiền tại Ấn Độ khá phức tạp vì thế du khách cần lưu ý những điểm sau:
+ Séc du lịch chỉ có thể được chấp nhận ở các ngân hàng có tiếng.
+ Đồng Dollar và Pounds dễ dàng được chấp nhận hơn so với các loại tiền tệ khác.
+ Luôn đổi tiền tại những nơi được công nhận hoặc có chứng nhận hợp pháp.
+ Lưu giữ lại tất cả các biên nhận trao đổi vì nó có thể được yêu cầu cho việc gia hạn visa, hoặc xin cấp lại.
– Khi mua hàng tại các cửa hàng hay trong chợ, nên trả giá và chọn lựa kỹ càng, tránh gây hiểu lầm cho hướng dẫn viên.
– Tivi từ 21 inch trở lên khi mua về Việt Nam bị đánh thuế 120%.
– Nên mang theo Đôla Mỹ để dự phòng (seri từ 1995 trở lại đây).
– Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính cá nhân.
3. Khách sạn
– Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao Quốc tế, tuy nhiên không được đẹp bằng ở Việt Nam và dễ bị tình trạng mất điện. Thông thường sẽ là 2 người/ phòng (nếu lẻ khách sẽ ghép phòng 3 giường).
– Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, Quý khách lưu ý kiểm tra, nếu thấy có trang thiết bị bị hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà Quý khách không gây ra.
– Cầm theo name card của khách sạn khi ra khỏi khách sạn.
– Quý khách tự thanh toán chi phí phát sinh cho khách sạn khi làm thủ tục trả phòng trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng đồ ăn uống có sẵn trong tủ lạnh của khách sạn.
+ Gọi điện thoại ra bên ngoài khách sạn.
+ Sử dụng các kênh truyền hình không có sẵn.
4. Điện thoại
– Việc đăng ký sim điện thoại tại Ấn Độ khá phức tạp. Tại khách sạn luôn có phương tiện cho Quý khách có nhu cầu gọi điện thoại. Quý khách cũng nên thông báo cho HDV để được hỗ trợ.
– Tại Ấn Độ vẫn có hệ thống IDD Roaming nếu Quý khách đã đăng ký tại Việt Nam.
– Khi gọi về Việt Nam Quý khách quay số:
> 0084 + Mã vùng + Số cần gọi – Số cố định (Ví dụ: gọi số 04.37472283 bấm thành: 0084.4.37472283)
> 0084 + Số cần gọi – Số di động (Ví dụ: gọi số 0913 551890 bấm thành 0084.913 551890)
5. Ăn uống
– Quý khách ngồi ăn theo bàn (08 – 10 khách/01 bàn).
– Ăn sáng tự chọn tại khách sạn.
– Đồ ăn tại Ấn Độ có mùi khá nặng, khó hợp khẩu vị người Việt Nam. Quý khách nên mang theo những đồ ăn khô như: mì gói, muối vừng, ruốc… phòng khi đồ ăn không hợp khẩu vị.
– Nếu Quý khách có nhu cầu ăn chay thì cần báo trước cho công ty lữ hành.
6. Tham quan
– Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình để phù hợp với chương trình, thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được thông báo đến các thành viên trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.
– Trong suốt quá trình du lịch ở nước ngoài sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra từ sáng, ăn trưa tại các điểm du lịch, tối mới về khách sạn. Mặt khác hành trình du lịch đã được sắp xếp hợp lý vì vậy Quý khách nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.
– Quý khách cần thực hiện đúng yêu cầu của Đoàn về thời gian tập trung theo như thông báo. Ðoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.
– Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của người dẫn Đoàn. Nếu cần tách Đoàn vì việc riêng, Quý khách buộc phải báo cho Trưởng đoàn, người dẫn đoàn hoặc người đi trước biết.
– Trong hành trình tham quan, khi Quý khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn. Quý khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ Đoàn quay ra vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
– Khi Quý khách nào bị lạc Đoàn nên đứng tại chỗ để hướng dẫn và trưởng Đoàn tìm. Không nên đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.
– Lưu ý không hút thuốc lá và xả rác nơi công cộng.
– Khi muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc còn có thông tin về khách sạn mình đang ở.
– Các phương tiện vận chuyển thường khá cũ, không được đẹp. Tàu hỏa thường khá ồn ào và có tiếng động cơ rất to
7. Tập quán
– Ấn Độ là một đất nước đa chủng tộc. Nơi đây có hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng. Có khoảng 21 ngôn ngữ được xem là sử dụng chính thức ở quốc gia này. Ngoài ra, người Ấn Độ sử dụng tiếng Anh rất thành thạo, đặc biệt là những cư dân ở miền Bắc Ấn. Anh ngữ đã trở thành một phương tiện truyền đạt phổ biến ở đây.
– Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật hoặc những nơi thánh địa… Nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; Nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu… Nếu vi phạm những quy định này sẽ không được vào tham quan.
– Nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu của người hướng dẫn đoàn hoặc hướng dẫn viên về giờ giấc. Tuân thủ sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, không nên tách riêng tại các điểm tham quan. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, hoặc người đi trước biết.
– Hầu hết các khách sạn ở Ấn Độ không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, khi đến Ấn Độ, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.
– Du khách không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức Phật.
– Không nên thể hiện tình cảm riêng tư tại nơi công cộng, đó là những cử chỉ làm xúc phạm đối với người Ấn Độ.
– Có thể nói “Hi” hoặc “Hello” được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi nhưng tốt nhất để chào hỏi một người cao tuổi nên nói “Namaste”.
– Ấn Độ thường không cho phép phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng.
– Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
– Không nên mặc quần áo thuộc loại “mát mẻ” hay trang điểm quá nặng nề ở những nơi thờ cúng.
– Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.
– Không nên để ví ở túi sau.
– Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.
– Không nên huýt sáo nơi công cộng.
– Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ.
– Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.
– Ở các thành phố lớn, nam giới và những phụ nữ bị tây phương hoá có thể đề nghị bắt tay với những nam giới ngoại quốc, và đôi khi với những phụ nữ ngoại quốc.
– Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những chủ đề về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về chủ đề đó.
– Nên tránh các chủ đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được.
8. An ninh
– Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.
– Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị Quý khách luôn mang theo bên mình, không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp.
– Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.
9. Một vài thông tin lưu ý khác
– Quý khách tuyệt đối không nói đùa những câu nhạy cảm liên quan đến an ninh, an toàn hàng không tại khững khu vực công cộng đặc biệt trên máy bay và tại sân bay.
– Mọi thay đổi, góp ý về chương trình tham quan đều được thông báo, trao đổi với trưởng đoàn để bàn bạc đi đến thống nhất khi đã được sự đồng ý của cả Đoàn. Mọi thay đổi không có trong chương trình khách phải tự thanh toán.
– Chấp hành nghiêm túc giờ giấc do trưởng Đoàn đưa ra.
– Đi chơi ngoài chương trình không nên đi một mình (có thể nhờ HDV tư vấn hoặc đưa đi).
– Những dịch vụ tại nước ngoài Quý khách không sử dụng đều không được hoàn lại tiền vì mọi dịch vụ đã được thanh toán trước.
– Thực hiện văn minh trong Du lịch, sau khi rời khách sạn hoặc kết thúc tour Quý khách nên có khoản tiền thưởng (tip) cho người khuân vác hành lý, HDV và lái xe phụ xe (03 USD/người/ngày).
- Published in Ấn Độ
Những điều cần biết khi du lịch Ấn Độ
Chắc hẳn khi quý khách làm visa đi Ấn Độ thành công cũng tìm hiểu và biết ít nhiều về đất nước và con người, văn hóa ở Ấn Độ, nhưng đối với những người lần đầu tiên qua Ấn Độ công tác hay du lịch nên tìm hiểu những thống tin hữu ích dưới đây về Ấn Độ, quốc gia có dân số thứ 2 thế giới, có nền văn hóa đa tôn giáo, đa ngôn ngữ và đặc biệt rất nổi danh về các di tích du lịch phật giáo, đền thờ, biển và nền công nghệ thông tin phát triển bậc nhất thế giới.
Xem thêm: Khi đến Ấn Độ cần lưu ý những điều sau / 9 điểm cần lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ
Giới thiệu chung:
Ấn Độ có diện tích khoảng 3,3 triệu km2 (đứng thứ 7 thế giới) và dân số hơn 900 triệu người (đứng thứ 2 thế giới). Người dân Ấn Độ nổi tiếng vì truyền thống hiếu khách, đặc biệt là đối với người nước ngoài. Sự phong phú đa dạng về phong cách sống, di sản văn hóa và lễ hội khiến Ấn Độ trở thành điểm đến du lịch có một không hai.
Ấn Độ cũng là một quốc gia có nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn. Không chỉ rất đa dạng về mặt địa hình, tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, Ấn Độ còn là một cộng đồng đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo với các phong tục tập quan muôn màu. Vì vậy, Ấn Độ là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong tất cả các mùa.
Ấn Độ cũng rất giàu di tích lịch sử hấp dẫn và được bảo tồn tốt, các đền đài cổ xưa với kiến trúc đồ sộ, thánh đường Hồi giáo không quá cổ, nhà thờ và những nơi thờ tự của các tín ngưỡng khác nhau.
Gắn liền với một câu chuyện tình lãng mạn, đền Taj Mahal nổi tiếng khắp thế giới bởi kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đền Taj Mahal, pháo đài Agra, Sikandra, Rambagh và phế tích vương triều ở thành Mughal tại Fatehpur Sikri là một số trong những ví dụ đẹp nhất của phong cách kiến trúc kết hợp giữa đạo Hindu và đạo Hồi.
Đền Ajanta và hang động Ellora với những bức vẽ trong hang động kỳ thú lưu giữ một vài trong số các tác phẩm điêu khắc tinh tế nhất thế giới. Một số danh thắng văn hóa khác bao gồm Quần thể Hang Elephanta ở Maharashtra, Đền thờ thần Mặt trời Konark và đền thờ Jagannath ở Orissa, Quần thể đền Khajuraho ở Madhya Pradesh, Đền Vàng ở Amritsar, Punjab, Các đền thờ Mamallapuram và Kanchipuram ở Tamil Nadu, Các đền đài ở Karnatka, v.v.
Bodh Gaya, hay còn gọi là Bồ Đề Đạo Tràng, là nơi nổi tiếng linh thiêng
Ấn Độ còn được biết đến với những bãi biển đẹp như Goa, Mamallapuram, Kovalam, Pondicherry, Puri-Konark, v.v. Thêm vào đó, du lịch đảo còn phát triển ở Andaman/Nicobar và Lakshadweep.
Trên khắp đất nước là những khu bảo tồn động vật hoang dã rộng hàng nghìn km2. Tại đây, các loài động vật được sống trong môi trường tự nhiên. Mỗi khu bảo tồn lưu giữ một số loài động vật, trong đó có một loài là đặc trưng. Đôi khi, có cả những loài quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chẳng hạn, Rừng Gir ở Gujarat là nơi cư trú duy nhất còn sót lại của loài sư tử châu Á; Manas và Kaziranga ở Assam là nơi sinh sống của một số lượng đáng kể tê giác một sừng, Periyar ở Kerela là nơi lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng loài voi hoang dã. Loài nai Thamin ở rừng quốc gia Keibul Lamjao – Manipur; hươu Hangul hay Kashmir ở Dachigam, Srinagar; linh dương ở Velavadhar – Gujarat. Đây là những nơi duy nhất còn lưu giữ được các loài vật này.
Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v.
Ấn Độ có một kho tàng di sản văn hóa giàu có với một số loại hình nghệ thuật và ngành nghề thủ công. Bharatnatyam, Odissi, Kathakali, Kuchipudi, Mohiniattam là những loại hình múa truyền thống phổ biến nhất bắt nguồn từ những bang khác nhau trên khắp đất nước Ấn Độ. Mỗi loại hình múa có một ngôn ngữ biểu đạt riêng dùng để diễn tả các cảm xúc như yêu thương, ao ước, buồn đau…, và tất cả các cung bậc cảm xúc này lại được thể hiện qua động tác và chuyển động của cơ thể, cánh tay, ngón tay, khuôn mặt, đôi mắt.
Đối với những người mua sắm tinh tường, Ấn Độ thực sự là một mỏ vàng những đồ thủ công mỹ nghệ với kiểu dáng và giá cả phong phú. Khi mua sắm ở Ấn Độ, bạn sẽ có cơ hội dạo qua những cửa hàng nhiều tầng có điều hòa nhiệt độ – nơi bán sản phẩm mỹ nghệ được chọn lựa kĩ lưỡng từ khắp mọi miền đất nước; được đến những khu phố với các gian hàng nhỏ bán hàng đặc sản, rồi cả các phiên chợ địa phương nơi quầy hàng được dựng ngay trong đêm và bán rất nhiều đồ lạ quý hiếm. Ấn Độ thực sự là một “bách hóa mua sắm” độc đáo đối với du khách Việt Nam.
2. Khí hậu Ấn Độ
Điều kiện thời tiết và khí hậu ở Ấn Độ khá đa dạng. Khí hậu cuả Ấn Độ chủ yếu là khí hậu ôn đới. Ấn Độ thường có 3 mùa chính: mùa hè, mùa mưa và mùa đông.
Mùa hè ở Ấn Độ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Khí hậu trong tháng 3 là dễ chịu nhất nhiệt độ sẽ nóng dần lên vào tháng 4, thangs 5, dỉnh điểm cua mùa hè tháng 6. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa đông từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm.
Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Ấn Độ là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 vì khi đó thời tiết rất dễ chịu và hoàn hảo để đi khăp Ấn Độ. Tuy nhiên, khi bạn đi du lịch Ấn Độ vào khoảng tháng 12 cho đến thang1 thì bạn phải lưu ý mang theo quần áo ấm (nên mang theo quần áo có chất liệu len để giữ ấm). Tháng 9 thường là thời gian có khí hậu dễ chịu nhất mặc dù có một chút ẩm.
Tại thời điểm của chuyến đi này, đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch tại Ấn Độ, nhiệt độ và khí hậu khá dễ chịu, gần giống với Việt Nam, nhiệt độ trong ngày thường từ 25oC – 30oC.
3. Tiền tệ tai Ấn Độ:
Các mệnh giá tiền Ấn Độ
Tiền tệ của Ấn Độ được gọi là Ru-pi, có mệnh giá Re.1, Rs.2, Rs.5, Rs.10, Rs.20, Rs.50, Rs.100, Rs.500 và Rs.1000, tiền xu có các mệnh giá Re.1, Rs.2 và Rs.5. 1 Rup được chia thành 100 paise. Tuy nhiên, hiện nay Paise khonng được sử dụng phổ biến mặc dù vẫn có mệnh giá 10p, 25p và 50p.
Việc đổi tiền tại Ấn Độ khá phức tạp vì thế bạn nên lưu ý nhừng điểm dưới đây:
– Séc du lịch không được chấp nhận tại các ngân hàng, chỉ có thể được chấp nhận ở các ngân hàng có tiếng.
– Dollar và Pounds dễ dàng chấp nhận hơn so với các loại tiền tệ khác.
– Luôn đỏi tiền tại những nơi được công nhận hoặc có chứng nhận hợp pháp. Nếu Quý khách đổi tiền ở bất kỳ nơi nào khác không được công nhận thi không những bị coi là phạm pháp mà còn có nguy cơ bị nhận tiền giả.
– Lưu tất cả các biên nhận trao đổi vì nó có thể được yêu cầu nếu bạn muốn áp dụng cho gia hạn visa, hoặc khi đi lại.
– Bạn có thể nhận được dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại các sân bay.
– Một số khách sạn năm sao cũng có thiết bị này. Nếu không, có rất nhiều trung tâm giao dịch quốc tế được công nhận tại các thành phố lớn.
4. Phòng bệnh khi đi du lịch:
Người ta thường nói, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” !. Để làm cho chuyến đi của bạn thoải mái hơn, chúng tôi mang lại cho bạn lời khuyên hữu ích cho các biện pháp phòng ngừa y tế cho du lịch Ấn Độ.
– Không uống nước từ vòi. Luôn luôn mua nước đóng chai, uống nước đun sôi nếu bạn có thể. Trong khi mua nước đóng chai, kiểm tra xem còn nguyên vẹn hay không.
– Ăn các món chay ở Ấn Độ rất được khuyến khích. Nếu bạn không muốn ăn chay thì hãy chọn một khách sạn thay vì một nhà hàng nhỏ.
– Không nên ăn hoa quả hoặc salad tại các nhà hàng bên lề đường. Vì ở đó mức độ ô nhiễm rất cao và khá nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
– Quý khách nên chuẩn bị một túi thuốc cá nhân như: băng keo, thuốc chông viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống đau bao tử và kem chống muỗi….
– Trong trường hợp Quý khách đi du lịch vào thời điểm mùa hè, Quý khách cần chú ý mang theo những đồ dung chông lại ánh nắng mặ trời, có thể gây hại cho da của bạn như: mũ, nón rộng vành, kính mát, kem chống nắng,….
5. Tiền mang theo:
Trong khi đi du lịch, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang mang tiền của bạn một cách an toàn. Chúng tôi mang lại cho bạn nhiều ý tưởng nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để thực hiện tiền một cách an toàn khi đi du lịch ở Ấn Độ.
– Quý khách nên mua một loại đai hoặc túi được gắn chặt vào thắt lưng (eo) và cũng có thể được đeo theo người. Đó là cách phổ biến và an toàn nhất khi mang tiền đi du lịch.
– Hãy giữ tiền của bạn và các tài liệu có giá trị khác như thẻ ATM, hộ chiếu và thẻ tín dụng trong bao da, được cất một cách cẩn thận.
– Không mang theo tất cả tiền của bạn cùng một lúc khi đi du lịch. Phân loại ra một số tiền cho chi phí hàng ngày và giữ cho phần còn lại trong phòng khách sạn của bạn an toàn trong va li của bạn.
– Không bao giờ để tiền của bạn một cách sơ hở trong túi, điều đó chỉ tạo cơ hội cho những người đang chờ đợi những sơ hở.
– Hãy cảnh giác như khi bạn đi du lịch tại các khu vực đông đúc trong nước mình. Hãy cảnh giác những kẻ móc túi đang cố gắng để lấy một cái gì đó ra khỏi ba lô của bạn.
6. Để đi du lịch an toàn cần chú ý:
– Quý khách nên đi theo chương trình và kế hoạch du lịch đã được đưa ra từ trước. Đừng nghe lời khuyên được đưa ra bởi người lạ về khách sạn tốt hơn và chỗ ở.
– Không bao giờ thảo luận về kế hoạch du lịch của bạn với người lạ. Ngoài ra, không tiết lộ rằng bạn đang có bao nhiêu tiền và nói điều đó ở nơi đông người.
– Tránh đi du lịch một mình vào ban đêm. Không đi trên đường bộ và đường hẹp khi quá tối.
– Không bàn giao hành lý của bạn cho bất kỳ người nào không rõ lai lịch, ngoại trừ nhân viên khách sạn. Nếu bạn làm thế, rất có thể là bạn không bao giờ có thể thấy hành lý của bạn một lần nữa!
– Không để người lạ hoặc những người khả nghi trong phòng của bạn. Gọi tiếp tân khách sạn trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ gì.
– Tất cả các mặt hàng có giá trị như tiền, séc, hộ chiếu, đồ trang sức, vv…, nên được giữ một cách an toàn trong khách sạn hoặc trong một va li an toàn. Không bao giờ để đồ quý giá của bạn nằm vương vãi xung quanh phòng mà không giám sát. Ngoài ra, tránh mang theo số tiền rất lớn khi đi ra ngoài.
– Làm bản sao các tài liệu quan trọng như hộ chiếu, thị thực và giấy tờ chứng minh danh tính để giữ bên mình trong trường hợp có bất kỳ sự thất lạc nào. Ngoài ra, giữ một bản sao tại nhà hoặc gửi một người bạn tin cậy có thể fax nó cho bạn nếu cần thiết.
7. Những lời khuyên cho phụ nữ khi du lịch Ấn Độ:
– Không nên mặc quần áo hở hang hoặc gây sự chú ý, phản cảm khi ở Ấn Độ.
– Nên mặc quần jean, áo sơ mi, quần dài và áo cotton, tóm lại quần lại là lựa chọn tốt hơn đồ ngắn.
– Khônh nên thể hiện tình cảm riêng tư tại nơi công cộng, đó là những cử chỉ làm xúc phạm đối với người Ấn Độ.
– Có thể nói “Hi” hoặc “Hello” được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi nhưng tốt nhất để chào hỏi một người cao tuổi nên nói “Namaste”.
– Ấn Độ thường không cho phép phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng. Nếu bạn có hút thuốc lá, làm điều đó trong phòng khách sạn của bạn. Tuy nhiên, một số thành phố đô thị lớn có vẻ như đã chấp nhận phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng.
– Nếu bạn tình cờ đi qua một đường phố hoặc một lễ hội rước, tốt nhất là không tham dự. Hầu hết phụ nữ Ấn Độ cũng tránh xa đám đông như vậy vì trong đó có nhiều người đàn ông hung dữ. Bạn có thể xem từ xa và di chuyển khi nó đã được thông qua bạn.
8. Ăn mặc tại Ấn Độ:
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ
– Trước hết bạn nên kiểm tra mùa bạn đang đi du lịch là vào mùa nào để đóng gói hành lý một cách hợp lý
– Nếu bạn đi du lịch vào mùa hè, bạn nên mang theo quần áo nhẹ, không nên dung các loại sợi tổng hợp vì có thể gây kích ứng da.
– Nên mặc trang phục đơn giản như quần jeans, áo sơ phi, áo phông dài tay để bảo vệ, chống nắng trong ngày và muỗi cắn vào ban đêm.
– Đi giầy đế thấp và chắc chắn để đảm bảo bạn sẽ không bị tổn thương chân trong quá trình di chuyển vì chuyến đi này Quý vị phải di chuyển nhiều nên tốt nhất không mang theo giầy cao gót. Bạn nên lựa chọn cho mình một đôi giầy mềm mại và vừa vặn với bàn chân nhất để có cảm giác thoải mái khi phải đi bộ nhiều.
– Đối với phụ nữ, bạn nên mang theo một chiếc khăn mỏng, bạn có thể dung để che đầu khi thời tiết quá nắng. Một số nơi tôn giáo cũng yêu cầu bạn phải che đầu, vì vậy nó sẽ rất tiện dụng hơn cho bạn.
9. Những điều không nên làm trong chuyến đi của Quý khách:
– Các thành viên nên lưu ý không hút thuốc lá tại nơi có sử dụng máy lạnh / điều hoà hoặc trong thang máy…..không xả rác nơi công cộng, các điểm thăm quan sẽ bị phạt tài chính.
– Không tự ý một mình vào các quán bar và khu giải trí ban đêm vì có thể sẽ nguy hiểm.
– Không nên đi xe ôm, xe lam mà không có người bản địa đi cùng.
– Khối lượng hành lý không vượt quá nên quá 20 kg/ 1 người.
– Mọi thay đổi, góp ý về chương trình làm việc và tham quan đều được thông báo, trao đổi với trưởng đoàn để bàn bạc, đi đến thống nhất khi đã được sự đồng ý của cả đoàn. Mọi thay đổi không có trong chương trình khách phải tự thanh toán. Chấp hành nghiêm túc giờ giấc của đoàn.
– Tất cả mọi thắc mắc và yêu cầu giúp đỡ cần phải thông báo cho HDV địa phương trước khi kết thúc chương trình thăm quan trong ngày. Quý khách chỉ gọi HDV địa phương khi thật cần thiết và các hoạt động ngoài giờ hành chính tùy thuộc vào sự đồng ý của HDV địa phương, Quý khách sẽ thanh toán các chi phí ngoài giờ phát sinh nếu HDV đồng ý đi thêm ngoài giờ.
– Thực hiện văn minh trong Du lịch sau khi kết thúc chương trình, Đoàn nên có khoản tiền thưởng (tip ~ 3USD/người/ngày) cho Phiên dịch, HDV và lái xe, phụ xe.
– Chương trình có thể thay đổi thứ tự phù hợp với sắp xếp của BTC và điều kiện khí hậu, sức khoẻ của cả đoàn và sẽ được trưởng đoàn thông báo thường xuyên mỗi ngày .
- Published in Ấn Độ
Khi đến Ấn Độ cần lưu ý những điều sau
Để có được chuyến đi suôn sẻ và du lịch đúng nghĩa khi đã làm visa du lịch Ấn Độ thành công quý khách cần lưu ý những điểm về tôn giáo, cách ăn mặt, ngôn ngữ ứng xử, cách di chuyển và các điểm du lịch lý tưởng dưới đây nhé.
Xem thêm: kinh nghiệm du lịch cần biết khi khám phá thành phố Delhi Ấn Độ/ Những điều cần biết khi du lịch Ấn Độ
Tránh kiệt sức
Đến nay lời than phiền phổ biến nhất từ những du khách lần đầu đặt chân đến Ấn Độ là sự mệt mỏi, chỉ vì họ cố gắng làm thật nhiều thứ, đi thật nhiều nơi một khoảng thời gian quá ngắn.
Ấn Độ rộng lớn cần nhiều thời gian khám phá.
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, sặc sỡ và đầy lôi cuốn, nhưng hãy có cái nhìn thực tế về khả năng của mình. Một chuyến du lịch được lên kế hoạch một cách khôn ngoan tới một vài địa điểm cụ thể có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những nơi này. Và hãy nhớ rằng, Ấn Độ vẫn ở đó, bạn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Đi ra khỏi thành phố
Mặc dù nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cách duy nhất để có được trải nghiệm thực sự về đất nước Ấn Độ là ghé thăm những ngôi làng nhỏ vùng ngoại ô. Nó giúp bạn thoát khỏi những thành phố lớn quá xô bồ và đông đúc ở Ấn Độ. Hãy tham gia vào một chuyến đi đến vùng núi hoặc tới vùng Kerala ở miền nam, bạn sẽ cảm nhận được sự hiếu khách, thân thiện của người dân nơi đây.
Chú ý tới những gì bạn ăn và uống
Tình trạng bị rối loạn tiêu hóa là khá phổ biến đối với những du khách lần đầu đến Ấn Độ. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải bỏ qua những món ăn hấp dẫn trên đường phố, chỉ cần chú ý bóc vỏ hoa quả và kể cả đồ ăn cho dù chúng đã được luộc hoặc chiên. Chỉ uống nước đóng chai và tránh ăn salad hoặc uống nước đá.
Không nên quá bận tâm về không gian riêng tư của bạn
Những phương tiện công cộng ở Ấn Độ luôn đầy ắp người trong giờ cao điểm.
Bạn có thể sẽ phải chịu cảnh chèn ép trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc trong thang máy. Người dân bản địa có thể sẽ đưa ra những câu hỏi dường như quá xâm phạm vào đời tư cá nhân mà có thể khiến bạn cảm thấy e ngại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đất nước có một nền văn hóa hoàn toàn riêng biệt và các câu hỏi của họ chỉ đơn thuần để thể hiện sự quan tâm lịch sự mà họ dành cho bạn.
Chú ý trong cách ăn mặc
Mặc quần áo dài che đi cánh tay và chân là cách đơn giản để thể hiện sự tôn trọng với người dân Ấn Độ. Họ có thể tha thứ cho những vị khách du lịch chưa thích nghi được với văn hóa của họ nhưng bạn hoàn toàn có thể ấn tượng tốt qua những hành động đơn giản như cởi bỏ giày dép trước khi đi vào nhà. Điều này đặc biệt quan trọng khi bước vào một chốn thiêng liêng, như đền thờ chẳng hạn. Ngoài ra, nếu bạn nhìn thấy những đôi giày được đặt bên ngoài một cửa hàng, đó cũng là dấu hiệu dành cho bạn.
Chú ý đến chân và tay
Chân được coi là không sạch sẽ ở Ấn Độ, vì vậy nếu bạn lỡ chạm vào thứ gì đó với bàn chân của mình thì bạn nên mau chóng nói lời xin lỗi. Tương tự như vậy, trong quan niệm của người dân Ấn Độ, dùng tay trái để ăn hoặc đưa đồ vật bị coi là hành động thiếu lịch sự. Nếu bạn không chắc chắn về những phong tục ở nơi đây, hãy chú ý tới những người khác và làm theo họ.
Hãy nhớ rằng giờ giấc ở Ấn Độ chỉ mang tính tương đối
Bạn có thể phải chờ tới nửa giờ đồng hồ khi người bạn nói rằng họ sẽ có mặt trong vòng năm phút nữa. Tình trạng giao thông và một vài sự gián đoạn khác ở Ấn Độ có nghĩa là việc di chuyển có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến. Chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ và xem kỹ thời gian mở cửa – nhiều văn phòng chính phủ và cửa hàng cửa hiệu thường đóng cửa vào giờ ăn trưa.
Giữ an toàn cho bản thân
Đương nhiên là bạn không nên đi một mình qua các con đường tối, nhưng còn rất nhiều điều đơn giản bạn nên biết để tránh nguy hiểm khi du lịch ở Ấn Độ. Mang theo một lượng lớn tiền mặt chắc chắn không phải là một ý tưởng hay tại bất cứ đâu, nhưng ở các thành phố đông đúc của Ấn Độ thì móc túi là tình trạng diễn ra “như cơm bữa”.
Giữ an toàn và bình tĩnh giữa sự ồn ào và đông đúc luôn thường trực ở Ấn Độ.
Tương tự, mặc cả khi mua sắm ở chợ có thể gây ra sự khó chịu cho người bán và cuộc trả giá có thể trở nên mất kiểm soát. Những du khách không có kinh nghiệm được khuyên là nên giữ bình tĩnh. Cố gắng tỏ ra dễ chịu nhưng dứt khoát, và tuyệt đối không cho phép bản thân bị kích thích.
Sẵn sàng với những tiếng ồn
Một cách để đảm bảo bạn có thể có được một chút không gian cho riêng mình là nên mang theo tai nghe bên mình vì không nơi đâu có những tiếng kêu vang khắp nơi như ở các thành phố của Ấn Độ.
Tránh những giao dịch mua bán có vẻ quá tốt
Mua sắm tại các cửa hàng của nhà nước có lẽ là cách dễ dàng nhất để tránh những mánh khóe lừa đảo, nhưng những quy tắc đơn giản có thể giúp bạn tránh khỏi những rắc rối không cần thiết trong chuyến hành trình của mình như trả bằng tiền mặt, để tránh trò gian lận nhân bản thẻ tín dụng. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý khi gửi đồ về nhà qua đường bưu điện, vì ở Ấn Độ sẽ không có phiếu thanh toán và họ hoàn toàn có thể thay thế món đồ của bạn bằng những đồ vật vô giá trị.
Trương Thu Cúc (Theo roughguides)
- Published in Ấn Độ
Những kinh nghiệm du lịch cần biết khi khám phá thành phố Delhi Ấn Độ
Delhi đôi khi được gọi là Dilli, là thành phố lớn thứ hai ở Ấn Độ, sau Mumbai, với dân số 13 triệu người. Tọa lạc ở phía Bắc của Ấn Độ, bên hai bờ của sông Yamuna, Delhi có tư cách chính trị của một lãnh thổ liên hiệp do liên bang quản lý với tên gọi lãnh thổ thủ đô Quốc gia Delhi.
Delhi là một thành phố nội địa do đó sự biến đổi nhiệt độ rất rõ ràng. Mùa hè thì nóng không thể chịu nổi và ánh nắng mặt trời rất gay gắt. Nhiệt độ có thể tăng cao đến 111°F hay 43°C. Có gió khô, nóng thổi từ sa mạc. Mùa hè oi ả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6. Tháng 7 có gió mùa và những cơn bão có sấm sét, mưa to. Delhicó gió mùa từ tháng 7 đến tháng 9. Tháng 10 và tháng 11 ở Delhithời tiết rất dễ chịu. Mùa thu thời tiết rất tuyệt với những dấu hiệu báo mùa lạnh sắp tới.
Xem thêm: Khi đến Ấn Độ cần lưu ý những điều sau / 9 điểm cần lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ
Đi lại ở Delhi
1. Phương tiện công cộng
Các nhánh sau của xe điện ngầm dưới lòng đất của Delhiđã đi vào hoạt động: Shahdara-Rithala, Vishwa Vidalaya- văn phòng trung tâm, và đường Dwarka-Barakambha. Các nhánh còn lại dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2010. Hệ thống này có kỹ thuật vận hành rất cao cấp: thanh toán tiền bằng thẻ thông minh và biên lai. Xe điện ngầm là một phương tiện được kì vọng sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc của người dân Delhi vào xe hơi.
Tàu điện ngầm ở Delhi
Cũng có nhiều loại hình giao thông khác xuất hiện nhằm tăng lưu lượng giao thông trong thành phố, đáng kể nhất là hệ thống cầu chui. Hiện nay khoảng 12 cầu chui đã hoàn thành, cùng nhiều cầu chui ở các nơi khác trong dự án. Tuy thế, người dân Delhivẫn còn rất thích đi xe hơi nên tắc đường, tiếng ồn và ô nhiễm vẫn là những vấn đề đáng chú ý.
Có nhiều xe buýt công cộng ở Delhi: có khoảng 700 tuyến và 3000 xe buýt. Có cả các xe buýt chuyên đưa khách đến các danh lam thắng cảnh để ngắm cảnh vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Cách dễ nhất để đi lại trong thành phố là taxi hoặc xích lô máy. Trong những năm gần đây, vì muốn hạn chế ô nhiễm không khí trong thành phố, chính phủ đã bắt các xe taxi và xích lô máy chuyển từ dùng xăng sang CNG. Điều này cũng đem lại những kết quả khả quan (Delhihiện đã đứng sau Mumbai và Kolkata (Calcutta) trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất của Ấn Độ) và cả những đường phố thương mại sầm uất nhất hiện nay cũng có vẻ bớt ô nhiễm hơn
- Xích lô máy
Xích lô máy là loại xe 3 bánh có gắn động cơ, có thể len lỏi khắp nơi trong mạng lưới giao thông dày đặc của Delhi và có thể dừng ở bất cứ nơi nào trong thành phố. Khách du lich nên chuẩn bị cho cảm giác không mấy dễ chịu khi xe đi qua những ổ gà của đường phố Delhi. Có cả loại xe 4 hoặc 6 chỗ ngồi, đi những tuyến thoả thuận với giá cả có thể thương lượng, bao gồm tuyến giữa Pháo đài đỏ và Chợ Palika ở Cung điện Connaught. Ở Old Delhi, loại xe này khá tiện lợi khi đi những quãng đường ngắn, mặc dù chính phủ đang có kế hoạch bỏ hẳn loại xe này vào năm 2010 do vấn nạn kẹt xe mà nó gây ra. Tiền xe nên thoả thuận từ trước lúc đi. Tiền thưởng thêm thì ko nhất thiết nhưng nên có.
- Taxi
Taxi Ambassador vàng và đen luôn luôn có, đặc biệt ở các trạm taxi địa phương, nơi có thể gọi taxi và thoả thuận giá cả. Cũng có thể gọi taxi thông qua khách sạn.. Giá tiền tăng thêm 25% từ 23 giờ đến 5 giờ. Cũng như xích lô máy, taxi thường có giá chính thức nhưng các tài xế thường nói giá cao gấp đôi xích lô máy. Tiền xe cũng nên thoả thuận trước khi đi vì đồng hồ đo cây số có thể bị làm sai.
Các địa điểm hấp dẫn tại Delhi
- Lal Qila (Pháo đài Đỏ)
Các bức tường có lỗ châu mai của Pháo đài Đỏ che lấp cả đường chân trời của Old Delhi. Bên trong các thành trì (được xây dựng ở gần Jama Masjid bởi Shah Jahan)là một dãy những toà nhà Mughal của thế kỉ 17 đẹp tuyệt vời, là nơi ở của hoàng đế, các cận thần và gia đình. Sự hài hoà tuyệt diệu của những toà nhà này, và lối trang trí lạ lùng là những thứ đẹp tuyệt vời để nhìn ngắm, trái ngược hẳn với sức mạnh quân sự của pháo đaì. Tiếc là đường ống dẫn nứoc có vấn đề nên khu vườn bị bỏ khô. Cổng Lahore ở mặt tây của pháo đài là một biểu tượng vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và nó vẫn được coi là chốn linh thiêng của quốc gia Cộng hoà này.
Lal Qila
- Jama Masjid (Nhà thờ hồi giáo)
Jama Masjid là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Ấn Độ và là một trong những kiệt tác của người thợ xây vĩ đại của Mughal, Shah Jahan. Một sân trong rất lớn, được bao quanh mởi một dãy cuốn và có 3 cổng nằm ở mặt trước của phòng cầu nguyện, đem đến cho người xem cảm giác yên bình tĩnh tại kì diệu nhờ sự hài hoà của các mái vòm và khoảng không. Sân có thể chứa 25000 người đến cúng bái với những tháp sa thạch sọc trắng đỏ cao 70. Những khách du lich nào có đủ nghị lực và niềm đam mê để leo hết 122 bậc để lên đến đỉnh sẽ được nhận phần thưởng là một cảnh vật tuyệt vời của Delhi nhìn từ trên cao. Nên ăn mặc lịch sự và kín đáo khi đến nơi này, phụ nữ nên mang khăn trùm đầu.
Jama Masjid
- Tháp Qutb Minar
Tháp Qutb cách thủ đô New Delhi của Ấn Độ về phía Nam. Nằm gần tháp còn có di chỉ đền thờ Hồi giáo. Năm 1993, UNESCO đã đưa tháp và một số kiến trúc ở đây vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Tháp Qutb được vua Qutb-ud-din Aybak vương triều Delhi khởi công xây dựng vào năm 1199 và hoàn thành vào năm 1230. Tháp có phong cách độc đáo, dưới ánh chiều tà tháp càng có dáng vẻ thần bí và được nhân dân suy tôn là một trong bảy kỳ tích của Ấn Độ. Tháp cao 73m có nhiều đường gân dọc, đường kính đáy tháp 14,2m, càng lên cao chân tháp càng nhỏ lại, đường kính chỉ còn 2,7m. Tháp chia làm 5 tầng, 3 tầng dưới của tháp xây bằng sa thạch đỏ. Hai tầng trên xây bằng đá hoa trắng. Bên trong tháp rỗng có nhiều thang xoắn ốc gồm 376 bậc lên tới ngọn tháp. Tháp Qutb vừa là một tượng đài chiến thắng vừa là một tháp đọc kinh Minaret của giáo đường Quwwat-ul-Islam xây cạnh đó nay đã đổ nát.
Tháp Qutb Minar
- Lăng mộ của Humayun
Lăng Humayun là một quần thể các công trình kiến trúc Mughal tại Đông Nizamuddin, New Delhi. Quần thể bao gồm các ngôi mộ của hoàng đế Humayun và nhiều người khác. Đây là một di sản thế giới và là ví dụ đầu tiên về kiểu kiến trúc Mughal tại Ấn Độ. Đền Taj Mahal ở Agra cũng có cùng phong cách với lăng mộ này.
Lăng mộ Humayun có 2 tầng, và có hồ rộng mênh mông ở trước mặt, trên tầng 2 có các cánh cửa lúc nào cũng mở ra (kể cả ban đêm), cả tầng 1 cũng có các cánh cửa mở toang.
Lăng mộ của Humayun
- Đền Akshardham
Đền Swaminarayan Akshardham, vị trí nằm trên bờ sông Yamuna thuộc thủ đô New Delhi. Nó được khánh thành bởi ngài tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam vào ngày 6 tháng 11 năm 2005.
Đây có thể nói là một công trình kiến trúc điêu khắc đá đồ sộ lớn nhất của Ấn Độ trong thời đại ngày nay. Công trình bao gồm với 10 triệu tảng đá hồng xây dựng trên một mãnh đất hơn 200 mẫu. Đền Swaminarayan Akshardham đã nói lên toàn bộ nền văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Ấn Độ với sự huy hoàng tột đỉnh của nó.
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Vivendva Sompura trên sự phát hoạ của giáo sĩ Hindu giáo Pramukh Swani Mahajaj.
- Published in Ấn Độ